Israel kì tích giữa sa mạc
Israel là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới mặc dù phần lớn diện tích là sa mạc Negev rộng khoảng 12000 km2 chỉ có 20% diện tích đất đai có thể trồng trọt phần còn lại là rừng và đồi dốc khô cằn.
Khả năng nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật chính là lời đáp dễ hiểu. Từ quốc gia không có “rừng vàng biển bạc” israel ngày nay được biết đến là đất nước duy nhất cả có khả năng biến sa mạc khô cằn thành đất trồng trọt phát triển nông nghiệp thành công và thậm chí là thay đổi nền nông nghiệp của cả thế giới.
I, Quá trình tạo nên kì tích
Là một quốc gia nhỏ bé với diện tích chỉ bằng khoảng 1/15 diện tích của Việt Nam dân số tính tới năm 2015 là 8,5 triệu người, là nước có khí hậu khắc nghiệt và địa hình phức tạp có nơi thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, có vùng thuộc khí hậu nhiệt đới khô cằn với mùa hè dài nóng và khô trong khi mùa đông ngắn lạnh và nhiều mưa.
Dân số tăng nhanh lại thêm lượng người nhập cư đổ về ồ ạt từ cuối những năm 1980 nên áp lực về các sản phẩm nông nghiệp ngày càng lớn đặt biệt sau cuộc khủng hoảng lương thực nổ ra, dân chúng rời bỏ làng quê tha hương để kiếm sống. Từ năm 1985, một cuộc cách mạng về nông nghiệp hình thành, bắt nguồn từ tư duy cần phải phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo đó Israel cho phép sở hữu tư nhân về đất đai khuyến khích người dân đầu tư vào nông nghiệp và tích tụ tập trung ruộng đất đồng thời xóa bỏ những ưu đãi trợ cấp cho đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp khuyến khích cạnh tranh đổi mới kĩ thuật áp dụng những công nghệ mới hiện đại và nghiên cứu sáng tạo trong nông nghiệp.
II, Nguồn “vàng trắng”
1, Bể chứa nước khổng lồ Shizaf
Nền nông nghiệp của Israel gắn liền với một công trình kì công mà con người đã tạo ra giữa sa mạc đó là bể chứa nước khổng lồ Shizaf có khả năng dự trữ 150000 m3 nước sạch, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và tưới tiêu.
Bể có đáy chìm 3,5m dưới mặt sa mạc và chia thành nhiều lớp khác nhau tạo nên bề mặt nổi 10m, một khối lượng công việc khổng lồ được thực hiện để đào mỏ 320000 mét khối đá và đất sa mạc độ sâu của giếng khoan lên tới 1,5 km mới tới được túi nước ngầm.
Kĩ thuật thiết kế đặt biệt của bể chống lại độ bốc hơi tự nhiên cũng như giúp thu gom nước một cách hoàn hảo.
2, Công nghệ xử lí “vàng trắng”
Công nghệ xử lí nước ở đây thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%. Hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không bỏ phí một giọt nước nào.
Israel không có chế độ tưới ngập nước, là nơi phát minh ra hệ thống tưới nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất có thể tính toán chính xác nhu cần và tiết kiệm tối đa.
Hệ thống ống dẫn được vận hành chính xác bằng công nghệ cao cũng như sử dụng tối ưu năng lượng mặt trời đạt năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn với khẩu hiệu “GROW MORE WITH LESS” khi nguồn tài nguyên nước ngày càng suy giảm.
III, Ứng dụng sinh học
Israel phát triển các sản phẩm thuốc diệt cỏ chậm phát tán vào đất và thuốc trừ sâu không gây tổn hại cho côn trùng có ích.
Họ sản xuất các túi thuốc diệt cỏ có tính chất vật lí giống đất sét mang điện tích âm để phát tán thuốc vào đất chậm và kiểm soát làm giảm thẩm thấu vào các lớp đất sâu hơn trong khi vẫn duy trì tác động diệt cỏ trên đất bề mặt.
Với thuốc trừ sâu các kĩ sư chế tạo ra các loại thuốc đặc chủng chỉ tác động đến một hoặc một số loài sâu bệnh mà không tác dụng đến các loài khác điều này làm giảm tác động của thuốc trừ sâu đối với các côn trùng có ích đảm bảo đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
Công nghệ TraitUp cho phép cấy ghép vật liệu di truyền vào hạt giống mà không ảnh hưởng đến cấu trúc ADN gốc của chúng. Đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng hạt giống ngay trước khi chúng được gieo trồng.
Các nhà khoa học có thể đưa các đặc tính về kháng sâu bệnh tăng cường các đặc điểm thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu vào các hạt giống để nâng cao chất lượng cây trồng.
IV, Những phương pháp kĩ thuật tiên tiến
Ở trung tâm Agrocenter, các nhà khoa học đã nghiên cứu chủng loại cây trồng nào phù hợp nhất với khí hậu gàn như không có mưa và vùng nước mặn hơn nguồn nước uống khoảng 10 lần.
Cụ thể là nước nhiễm mặn ở sa mạc Negev sẽ được pha với nước sạch không mặn tinh khiết được đem đến từ nhà máy khác 2 nguồn nước này được pha với nhau bởi một máy tính hiện đại làm ổn định nguồn nước nhiễm mặn.
Ở sa mạc Judean, gần phía Bắc vùng Biển Chết, nông nghiệp phát triển hơn rất nhiều.
Tại đây nông dân sử dụng các khoáng chất từ Biển Chết loại khoáng chất hay được tìm thấy trong đất và cát tạo ra các loại cây ăn quả phát triển mạnh mẽ xuất khẩu đi khắp các nước và được coi là có chất lượng tốt nhất trên thế giới .
Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất thế giới chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất lượng đạm và lượng mỡ cao hơn hẳn các loại sữa khác.
Đặc biệt người ta còn khiến cá bơi trong sa mạc, hệ thống nuôi cá trên sa mạc Israel là nước lợ, hàm lượng muối cao và rất cần thiết để nuôi cá biển, họ bơm nó qua đất vào các bể nuôi cá, sử dụng các vi khuẩn làm sạch bể nuôi cũng như mầm bệnh khiến cho hầu như bể nuôi là không có chất thải trong ao nuôi và không cần phải thay nước.
V,Khoa học được đầu tư, nhà khoa học gần gũi với nhà nông
Một trong những lợi thế của sự phối hợp giữa khoa học và nhà nông tại Israel là tính cộng đồng rất cao.
Các trung tâm nông nghiệp, các “làng nông nghiệp” đều có sự xuất hiện của phòng nghiên cứu hoặc đại diện các viện khoa học.
Là quốc gia có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với gần 100 triệu đô la mỗi năm.
Những nghiên cứu, đổi mới, thành tựu và giáo dục của Israel về nông nghiệp trên hoang mạc giờ đây đã được toàn cầu biết đến.
Với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3,5 tỷ đô la nông sản và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.