Tư duy nghịch hướng tạo nên sự bức phá kì diệu

 Tư duy nghịch hướng tạo nên sự bức phá kì diệu

Sự khác biệt lớn nhất giữa một người thành công và một người tầm thường là nằm ở tư duy. Người thành công, họ sẽ suy nghĩ vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, và khi rơi vào nghịch cảnh, họ biết cách sử dụng “tư duy nghịch hướng”.

5 câu chuyện ngắn dưới đây sẽ cho bạn biết thế nào là “tư duy nghịch hướng” của người thành công.

Câu chuyện 1

Có 1 tỉ phú đến 1 ngân hàng tại trung tâm New York để thế chấp chiếc xe Rolls Royce của mình để vay 5000 USD trong 1 tháng.
Nhân viên ngân hàng khi làm thủ tục tất toán cho vị khách hàng này tò mò hỏi “Tại sao anh lại phải vay số tiền nhỏ này, 5.000 USD chắc chỉ là tiền lẻ anh để trong ví thôi”

Vị tỉ phú cười nói “Làm sao có thể kiếm được chỗ gửi xe trong 1 tháng tại khu vực đắt đỏ này trong 1 tháng mà chỉ tốn chút tiền lãi của 5.000 USD, đây chính là chỗ gửi xe tuyệt vời nhất, tốt nhất và an toàn nhất!”

Tư duy ngược: đổi góc độ suy nghĩ vấn đề, kết quả sẽ khác nhau rất nhiều.

Câu chuyện 2

Hãng ô tô Việt công bố trong giai đoạn đầu mỗi xe họ bán ra đồng nghĩa với việc bị lỗ 300 triệu. Nhiều người bảo sao không làm xe rẻ 1 chút, chất lượng dù không bằng nhưng có khi lại bán được nhiều để phủ sóng thị trường mà không thiệt. VinFast thì làm ngược lại, thuê thiết kế hàng đầu ở Ý, động cơ Đức, đầu tư nhà máy lớn nhất Đông Nam Á và chấp nhận bán dưới giá vốn cho những chiếc xe đầu tiên của mình.

Vì sao?

VinFast tuy “lỗ” trong ngắn hạn nhưng về lâu dài lại “lãi”. Khi khách đi xe hài lòng thì sẽ giới thiệu cho người xung quanh. Đây mới là phủ sóng thực sự bởi thói đời ai chẳng muốn giới thiệu cái tốt cho người thân quen?

Họ không bán xe rẻ, nhưng họ lại công thêm quyền lợi của hệ sinh thái nhà ở, khu vui chơi; người do khách cũ giới thiệu còn được tới 120 tr/xe hay gần nhất là kiểu trả góp mà chưa hãng nào làm – từ 37 triệu nhận xe

Lúc này bán xe thì lỗ, nhưng về lâu dài được sự tin tưởng của người tiêu dùng, đó là thứ lãi chậm rãi mà bền vững.
Tư duy nghịch hướng: Đổi mạch suy nghĩ, nhưng vẫn đạt được mục tiêu.

Câu chuyện 3

Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng: “Nếu bước lên một bước là chết, lùi một bước về sau cũng phải chết, con sẽ làm thế nào?”
Vị hòa thượng trẻ chẳng do dự đáp: “Thì con sẽ đi đường bên.”

Tư duy nghịch hướng: bên cạnh đường vẫn còn con đường khác.

Câu chuyện 4

Một người giàu đi mua cà chua.

Ông hỏi người bán hàng: “Cà chua bao tiền một cân?”

Người bán hàng hàng nói: “16 ngàn một cân.”

Ông chọn lấy hai quả cà chua đặt lên bàn cân, sau đó chọn lấy một quả to nhất để lên cùng.

Người bán hàng nhìn cân rồi nói: “10 ngàn”.

Ông lấy quả to nhất ra khỏi cân tỏ ý không cần, người bán hàng liếc ông một cái rồi nói kiểu hách dịch: “8 ngàn”.

Trên thực tế thì quả cà chua to nhất kia còn nặng hơn cả hai quả cà chua trên cân, rõ ràng là người bán hàng vô lý, người xung quanh chứng kiến đều rất không hài lòng.

Nhưng người giàu ngược lại vẫn rất bình tĩnh, lấy từ trong túi ra 2 ngàn đưa cho người bán hàng, nhưng ông không lấy 2 quả cà chua trên bàn cân mà cầm lấy quả cà chua to nhất mà mình vừa bỏ ra khỏi cân, rồi vui vẻ ra về.

Tư duy nghịch: đổi cách tính, tự mình nghĩ ra một phương pháp khác, bạn sẽ phát hiện ra cách giải quyết vấn đề mới.

Đời người khó lường, nghịch cảnh hay thất bại đều là chuyện thường tình. Lúc này, bạn luôn phải giữ cho mình tâm thái lạc quan và tích cực, nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, lật ngược lại vấn đề, biết đâu “sơn cùng thủy tận ngờ hết lối, liễu rủ hoa cười lại gặp làng”, hi vọng luôn ở phía trước đón đợi bạn.
Đôi khi, mất đi cũng là một hình thức có lại được.

Mong bạn trong khó khăn vẫn có thể sống thật lạc quan!

Mong bạn học được tư duy nghịch, thành công trở thành một người thành công.

Nguồn: Sưu tầm

HongLien

Related post