Tôi năm nay 30 tuổi, không nhà, không xe, không tình yêu: Có còn cơ hội để lật lại ván cờ hay không?

 Tôi năm nay 30 tuổi, không nhà, không xe, không tình yêu: Có còn cơ hội để lật lại ván cờ hay không?

Người ta thường bảo 30 tuổi là một cái ranh giới, đời người lúc này dường như đang rơi vào giai đoạn cổ chai, nếu không nỗ lực hết mình, sẽ bị kẹt mãi mãi ở phần cổ chai nhỏ hẹp và bí bách ấy.

Có thể thoát ra được cái cổ chai đó hay không, suy cho cùng cũng còn phải xem bạn có đủ nỗ lực hay không, có muốn chấp nhận số phận hay không! Có người từng hỏi tôi một câu hỏi như này: “Tôi năm nay 30 tuổi rồi, có còn cơ hội lật ván cờ cuộc đời hay không?”

30 tuổi, độ tuổi cũng chưa hẳn đã được xem là tuổi trung niên, vì sao luôn có những người cảm thấy cuộc đời mình đã không còn trông thấy hi vọng gì như vậy?

Có người nói rằng, 30 tuổi, thực ra cuộc đời lúc này mới bắt đầu, ở đâu ra cái kiểu nói “lật ván cờ” vậy?

Người ta thường bảo 30 tuổi là một cái ranh giới, phần lớn mọi người khi bước vào tuổi 30, trạng thái của họ đều sẽ là như này: trên có già dưới có trẻ, tiền nhà tiền xe, một sự nghiệp có phần hơi chững lại, đủ các áp lực về cuộc sống và công việc đè nặng lên vai. Đời người lúc này dường như đang rơi vào giai đoạn cổ chai, nếu không nỗ lực hết mình, sẽ bị kẹt mãi mãi ở phần cổ chai nhỏ hẹp và bí bách ấy. Có thể thoát ra được cái cổ chai đó hay không, suy cho cùng cũng còn phải xem bạn có đủ nỗ lực hay không, có muốn chấp nhận số phận hay không!

Thứ đáng sợ không phải là tuổi tác, mà là tâm thái.

tuổi 30 có gì

Ngô Kinh là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Trung Quốc, hai bộ phim làm nên tên tuổi của anh không chỉ ở thị trường Trung Quốc mà còn trên thị trường thế giới là “Chiến lang 1” và “Chiến lang 2”.

Ngô Kinh xuất thân trong một gia đình truyền thống võ thuật, từ nhỏ anh đã mê võ thuật, từ năm 8 tuổi, anh đã liên tiếp giành được nhiều chức vô địch trong các cuộc thi khác nhau. Cứ cho rằng đường đời sẽ khác nhưng không ngờ năm 14 tuổi, thắt lưng của anh bị chấn thương do bất cẩn trong khi tập thể dục, bệnh tình của anh thậm chí còn nghiêm trọng đến mức có thể liệt cả chi dưới, điều này giống như một đòn giáng vô cùng mạnh vào tâm lý của Ngô Kinh. May mắn thay, anh đã nhanh chóng điều chỉnh lại tâm lý của bản thân và kiên quyết tập luyện phục hồi chức năng, sau hai tháng, anh bước đi được những bước đầu tiên dù vẫn còn vô cùng khó khăn. Sau đó nữa, anh trở lại võ đường và lại giành chức vô địch.

Năm 31 tuổi, Ngô Kinh đã đưa ra một quyết định vô cùng lớn: tới Hồng Kông lập nghiệp. Quyết định này đồng nghĩa với việc anh sẽ phải bắt đầu mọi thứ từ con số 0 ở một môi trường xa lạ, mọi thứ đều đầy rẫy những ẩn số và rủi ro. Trải qua 1 năm làm thêm và chờ đợi ở Hồng Kông, anh cuối cùng cũng được đóng vai một nhân vật nhỏ chỉ vỏn vẹn 45s trong bộ phim “Sát phá lang”, nhưng cũng vì màn xuất hiện xuất sắc mà danh tiếng của anh dần được mở rộng, kịch bản tìm tới anh cũng ngày một nhiều hơn.

Năm 2007, Ngô Kinh tham gia diễn xuất trong bộ phim “Nam nhi bản sắc”, nhờ diễn xuất xuất sắc, anh đã được đề cử Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong lễ trao giải Kim Mã Điện ảnh Đài Loan lần thứ 44. Sau khi nhận được vinh dự và sự công nhận, Ngô Kinh kiên quyết gác lại mọi thứ ở Hong Kong, trở về đại lục và bắt đầu lên kế hoạch cho con đường sống mới. Chỉ trong một năm, anh đã hiện thực hóa ước mơ trở thành đạo diễn của mình. Cùng năm, anh đạo diễn bộ phim đầu tay “Lang nha”. Ngô Kinh cũng vì vậy mà đã tìm được định vị cho cuộc đời của chính mình. Hai bộ phim anh làm đạo diễn và diễn xuất là “Chiến lang 1” và “chiến lang 2” cũng giành được rất nhiều thiện cảm của khán giả, đem lại danh tiếng phái thực lực cho anh.

Vì sao ở tuổi 31, Ngô Kinh lại lựa chọn bỏ hết tất cả để một mình phiêu bạt tới nơi đất khách Hong Kong? Tin rằng Ngô Kinh khi đó cũng giống như rất nhiều người trung niên khác, ôm trong mình một cái tâm không hài lòng với hiện tại, cũng có thể là vì chán chường quá mà làm liều, nhưng điều đặc biệt ở Ngô Kinh đó là, anh có cái dũng khí dám bắt đầu lại từ đầu dù đã ở cái tuổi mà con người ta trở nên sợ sệt, muốn một cuộc sống ổn định, an nhàn hơn, tuổi thì đã vào giai đoạn trung niên, nhưng trí và lực của anh vẫn còn trẻ và đầy sức sống, một lòng theo đuổi giấc mơ võ thuật, không bao giờ nản chí.

Thực ra tuổi tác chưa bao giờ là nhân tố đánh gục người trung niên, mà cái quan trọng ở đây là tâm thái. Rất nhiều người trẻ hiện nay, dù tuổi đời còn trẻ măng nhưng tâm hồn thì đã lại già cỗi. Rất nhiều chuyện, bản thân nó vốn chẳng hề gay go, mấu chốt là bạn dùng tâm thái nào đi nhìn nhận nó. Tuổi tác, không phải cái cớ để bạn dừng chân không bước về phía trước, thứ thực sự ngáng chân bạn chính là tâm lý ngại và lười không muốn thay đổi của bạn.

Ai rồi cũng sẽ già đi, việc chúng ta có thể làm là tĩnh tâm lại, nhìn rộng hơn về tương lai, tuyệt đối đừng lấy tuổi tác ra làm thước đo hay để nó kéo tụt giá trị của bạn.

ngô kình

30 tuổi, làm thế nào để “lật ván cờ cuộc đời”?

1. Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực

Bước vào độ tuổi này, cũng đã lăn lội ở nơi “thường trường” được khoảng 7,8 năm, có thể thành công cũng có thể gặp thất bại. Nhưng quan trọng nhất đó là đi làm ngần đó năm rồi, chắc bạn cũng đã ngộ ra được một vài điều mà bạn cần phải biết ở trên con đường sự nghiệp rồi chứ! Thứ gì với bạn là quan trọng nhất? Bạn làm sao để đánh giá là mình thành công hay thất bại? Bạn thích hợp với công việc gì nhất? Bạn thích làm gì nhất? Định vị là điều vô cùng quan trọng. Cho bản thân một định vị rõ ràng và chính xác, cho bản thân một kế hoạch dài hạn, bắt đầu từ bây giờ, phấn đấu cho mục tiêu 5 năm, 10 năm tiếp theo. Đây mới là điều quan trọng nhất.

2. “Tính dẻo” quan trọng hơn thông minh

30 rồi, những năm tháng về sau, bạn càng cần phải nỗ lực hơn. Đừng cho rằng một cuộc đời thuận buồm xuôi gió mới là tốt, phần lớn cuộc đời đều là phong ba bão táp, đều là tiến lên trong khó khăn cả. Vì vậy, phải có “tính dẻo”, phải chịu đựng và nhanh chóng phục hồi sau những khó khăn, bão táp trong công việc và cuộc sống, phải có quyết tâm, có kiên trì, có như vậy mới có thể tiến được xa hơn, mới không từ bỏ khi bước phải những bước hụt. Từ bỏ, là điều đơn giản nhất, kiên trì mới là khó nhất. Vì vậy, trong công việc, đừng quá mê tín vào sự thông minh tài trí của mình, phải tin rằng, cần cù bù thông minh. Đời người là một đường chạy marathon, câu chuyện thỏ và rùa chạy đua là bài học đáng để học tập.

thư giãn

3. Thương hiệu quan trọng hơn kĩ năng

Đừng quá chấp niệm với năng lực chuyên môn của mình, cũng đừng quá huênh hoang vì ta đây bẩm sinh hơn người. Không có năng lực chuyên môn, bạn không thể có khởi sắc. Nhưng có năng lực chuyên môn cũng không cho thấy là bạn sẽ lên được tới đỉnh vinh quang một cách dễ dàng. Phải xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân, phải tin rằng thắng được sự tin tưởng của người khác mới là nhân tố mấu chốt dẫn tới thành công. Vì vậy, phải học cách giao tiếp, trao đổi, học cách chia sẻ, học cách bao dung. Thu hoạch nhờ những điều này luôn luôn nhiều hơn thu hoạch chỉ dựa vào năng lực chuyên môn của bạn rất nhiều.

4. Giá trị quan trọng hơn tiền bạc

Đừng lúc nào trong mắt cũng chỉ có tiền, tiền thì ai cũng cần, nhưng chỉ chăm chăm vào tiền, tiền sẽ không đến. Một thu nhập cao hơn, một cuộc sống sung túc hơn, tất cả tới từ giá trị cao hơn của bạn. Vì vậy, muốn có tiền, bạn phải nâng cao giá trị của mình trước, không ngừng rèn luyện để nâng cao bản thân. Nếu bạn tìm ra được không gian và lĩnh vực để mình phát huy, nâng cao giá trị của bản thân, vậy thì khi đó là bạn đã cách thành công không còn xa rồi.

Một tác gia từng nói: “Không sợ bắt đầu muộn, chỉ sợ tuổi thọ ngắn.”

Chỉ cần bạn muốn cố gắng, muốn thay đổi, bất kể bạn có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, cũng đều chưa muộn. Nếu bạn có thể đưa ra lựa chọn chính xác, kiên trì, khiến người khác tin tưởng mình, khiến giá trị của mình cao hơn, vậy thì ngày “lật được ván cờ” sẽ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay!

Theo Thiên Vy

Doanh nghiệp & Tiếp thị

HongLien

Related post