3 loại gia vị có nguy cơ gây ung thư nhưng nhiều gia đình vẫn ăn hàng ngày
Để một món ăn thêm phần hấp dẫn thì không thể thiếu các gia vị hay nước chấm đi kèm. Thế nhưng, sử dụng gia vị với liều lượng lớn, sử dụng quá thường xuyên có thể gây ra nhiều bệnh, thậm chí là ung thư. Trong đó, có 3 loại gia vị cực kỳ phổ biến có thể khiến bạn phải hối hận nếu dùng sai liều lượng.
Nước mắm
Nước mắm, loại thức chấm quen thuộc của người Việt, được làm từ hải sản. Với nhiều người, nước mắm dùng để chấm món nào cũng ngon, do đó trong một số gia đình các bữa cơm không thể không có một chén nước mắm. Ngoài ra, khi nấu ăn, chỉ cần cho một ít nước mắm vào thức ăn khi nấu cũng có thể làm tăng hương vị và khiến món ăn ngon hơn bội phần.
Tuy nhiên, khi nước mắm quá mặn thì nó có khả năng sẽ gây ung thư. Điều này tương tự như với mắm tôm quá nhiều muối, khi lượng muối được sử dụng để sản xuất nước mắm với lượng lớn thì sẽ dễ tạo ra chất nitrit gây ung thư.
Ngoài ra, nước mắm rất dễ bị nấm mốc tạo thành nấm Geotrichum candidum khi tiếp xúc với độ ẩm. Loại nấm Geotrichum candidum này có thể sản sinh ra chất gây ung thư và có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến xuất hiện các khối u ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn những loại nước mắm chất lượng, không quá mặn. Khi ăn cũng nên hạn chế ăn nhiều, ăn mặn để tránh nuôi dưỡng tế bào ung thư trong cơ thể.
Mắm tôm
Mắm tôm có lẽ là thức gia vị khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng mà nhiều người nhận xét là “thum thủm”, nhưng ai đã ăn được thì sẽ nghiền suốt đời.
Tuy nhiên, mắm tôm được sản xuất bằng cách lên men chân và đầu tôm với nhiều muối, nếu mắm tôm quá mặn sẽ dễ tạo ra quá nhiều chất nitrit, chúng ta biết rằng nitrit là chất gây ung thư hàng đầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo từ lâu. Nếu ăn chất độc này với một lượng lớn trong thời gian dài thì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khả năng mắc ung thư rất cao.
Ngoài ra, loại mắm tôm này còn có thể gây rối loạn bài tiết dịch vị, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và làm nặng thêm các bệnh lý về dạ dày đối với những người có dạ dày yếu. Do đó, nếu lỡ tay mua phải loại mắm tôm quá mặn, tốt nhất bạn nên ăn ít và pha thêm các loại gia vị khác để làm giảm độ mặn của nó.
Nước luộc gà (nước cốt gà)
Mọi người đã quen thuộc với nước cốt gà, Nhiều người thích thêm nước cốt gà khi nấu ăn, vì nó có thể làm cho các món ăn hoặc súp có hương vị thơm ngon hơn.
Tuy nhiên, trong nước cốt gà có chứa nhiều chất hóa học, chẳng hạn như natri glutamat nucleotide, chất này tuy có tác dụng cải thiện hương vị cho món ăn nhưng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày của chúng ta. Nếu chúng ta ăn nước cốt gà trong thời gian dài, nhất là khi gặp nhiệt độ cao sẽ gây tiết quá nhiều axit dịch vị, ăn mòn niêm mạc dạ dày, thậm chí gây ung thư dạ dày.
Đó là lý do vì sao mà mọi người nên thường bảo quản nước cốt gà trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp và không lưu trữ nó quá lâu.
Nguồn và ảnh: Kknews, Sohu, WHO