Người bán không dám mua thứ họ bán, người mua không muốn bán thứ họ mua

 Người bán không dám mua thứ họ bán, người mua không muốn bán thứ họ mua

Những câu chuyện về việc những người nông dân phân biệt giữa “rau để bán” và “rau để ăn” đã không còn xa lạ. Câu chuyện ấy hiện vẫn còn đang tiếp diễn, mặc dù cụm từ “rau sạch” hiện nay đã phổ biến hơn trước rất nhiều.

Nông nghiệp Việt Nam năm 2020 có những bước tiến tương đối rõ rệt. Mặc dù chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid nhưng hầu như những con số tăng trưởng đều dương ( tăng trưởng về sản lượng hay số lượng hoặc tăng trưởng về cả hai)

Vào tháng 6, những lô vải thiều đầu tiên xuất sang Nhật Bản đã chính thức được bày lên quầy kệ siêu thị nước này và đang được bán với giá 500 yên cho một hộp khoảng chục quả (tương đương khoảng 100 nghìn đồng cho 200g). Ước tình giá trị mỗi kg vải thiều có giá khoảng 500 nghìn đồng khi đưa đến tay người tiêu dùng.

“Khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2020 đạt 5,74 triệu tấn và 2,85 tỉ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019” – ông Nguyễn Quốc Toản thông tin. Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm nhẹ nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng mạnh, đây là dấu hiệu khả quan trong khi bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn là một bài toán khó.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bắt đầu hồi phục từ tháng 7 và tăng trưởng 2 con số kể từ tháng 9 đến nay. Cụ thể, xuất khẩu thủy sản tăng 10% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 12% trong tháng 10 đạt mức lỷ lục 919 triệu USD.

xuất khẩu thủy sản

Việc kinh ngạch xuất khẩu của nước ta không những trụ vững mà còn phát triển, trong thời kì đại dịch là một dấu hiệu rất đáng mừng. Chúng ta không thể phủ định những bước tiến bộ, những cải thiện mà trong sản xuất đã đạt được. Nhưng cũng không nên chủ quan, mà cần phải nhìn nhận sự phát triển của nông nghiệp trong năm nay, phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch bệnh của chính phủ.

“Một dấu hiệu đáng mừng cũng vừa đáng lo”_các nhà nhận định về nông nghiệp nói về tình hình hiện tại. Việc “chớp thời cơ” nước ta đã làm rất tốt (đây là dấu hiệu đáng mừng). Nhưng việc làm sao để giữ vững chất lượng cũng như là nguồn cung là vấn đề đang khiến các chuyên gia phải đau đầu.

Việc lạm dụng phân bón hóa học đã ảnh hường rất nhiều đến chất lượng nông sản. Đặc biệt, đối với các thị trường lớn và khắt khe như Mỹ hay Châu Âu, thì dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản cao gấp hàng chục lần so với mức cho phép. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giá trị nông sản trên thị trường, mà còn là gánh nặng cho việc xây dựng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đối lập với những thông tin tích cực, những con số tăng trưởng ở thị trường quốc tế, khi quay lại với tình trạng trong nước thì đây lại là một gam màu tối. Và vấn đề nhức nhối “thực phẩm bẩn” với câu chuyện “người Việt tự đầu độc chính mình”

Lục lại một bài viết của trang báo tuổi trẻ vào tháng 4 năm trước, “TP.HCM phát hiện 8.505 vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm”, một con số làm không ít người phải sốc. Trung bình có hơn 23 vụ vi phạm xảy ra mỗi ngày, không kể đến số vụ vẫn ngang nhiên hành vi này. Có lẽ vì mức độ xử phạt của nhà nước còn quá nhẹ tay so với lợi nhuận thu được. Nhưng thứ đáng báo động hơn là ý thức của con người tỷ lệ ngược với số tiền mà họ thu được từ những phi vụ bất chính. Một dấu hiệu đáng buồn!

Bên cạnh việc tăng hình thức răn đe cũng như mức xử phạt, thì việc nâng cao ý thức mỗi người mới là yếu tố tiên quyết. Trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp bạn nhìn nhận về sự này

Bạn đã bao giờ ăn một món ăn mà biết rằng đó là thực phẩm bẩn?

Bạn sẽ chọn sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng nhưng giá rẻ, hay là một sản phẩm sạch với giá thành cao?

Nếu bạn đang là người bán thực phẩm bẩn, thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu những người thân bị ngộ độc vì chính thực phẩm của chính mình?

Và cuối cùng, thứ bạn chọn là tiền hay là đạo đức?

HongLien

Related post