Động vật có trả thù giống như con người không?

 Động vật có trả thù giống như con người không?

Đã bao giờ bạn tự hỏi, động vật có suy nghĩ và hành động trả thù giống như con người hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp phần nào thông qua những phân tích của các chuyên gia trong bài viết này.

Trong tự nhiên luôn xảy ra việc các loài động vật đánh nhau để tranh giành lãnh thổ, săn đuổi nhau để ăn thịt hoặc thậm chí là trả đũa nhau vì một trong hai bên đang xâm phạm lợi ích và lãnh thổ của bên còn lại. Nhưng rõ ràng việc tìm hiểu hành vi trả thù của động vật rất khác so với tìm hiểu tâm lý trả thù ở con người.

Tâm lý trả thù của động vật thường không quá phức tạp như con người nhưng nó lại rất khó hiểu vì chúng ta không thể nắm bắt được suy nghĩ của chúng mà chỉ có thể dựa theo hành vi và biểu hiện của chúng để phán đoán.

Vladimir Dinets

Phụ tá giảng viên bộ môn động vật học tại Đại học Kean và là nhà nghiên cứu hành vi động vật khẳng định, động vật thực sự có hành vi trả thù.

Loài khỉ cũng có hành vi đó dù không phải trực tiếp. Nếu chúng không thể tấn công kẻ gây nguy hiểm cho chúng vì kẻ đó mạnh hơn thì chúng sẽ chuyển hướng sang tấn công những kẻ yếu thế hơn. Ngoài ra có nhiều trường hợp ghi nhận các loài động vật bị thương đuổi theo hoặc phục kích thợ săn. Đây là minh chứng rõ ràng và hợp lý nhất về hành vi trả thù ở động vật thay vì chạy trốn và ẩn náu.

 

Ở con người, hành vi trả thù thường là biểu hiện của việc chúng ta muốn đòi lại sự công bằng và quyền lợi cho bản thân hoặc người khác. Tâm lý này cũng xuất hiện ở các loài linh trưởng khác. Một số động vật được biết đến có hành vi tấn công và trả thù thợ săn đều có tính xã hội cao, ví dụ như voi. Nhưng một số khác thì không ví dụ như gấu, hổ,…

Malini Suchak

Phó giáo sư chuyên nghiên cứu hành vi động vật, hệ sinh thái và bảo tồn thuộc Đại học Canisius College

Trong nghiên cứu của Suchak với loài tinh tinh, ông nhận thấy chúng có những hành vi trả thù, thậm chí là hành động tiêu cực. Nó giống như thể nếu ai đó đánh bạn, bạn sẽ đánh lại hoặc một ai đó chơi xấu bạn, bạn sẽ không bao giờ chơi với họ nữa. Nhưng biểu hiện đó của con người cũng xuất hiện ở cả loài tinh tinh.

Phản ứng trước sự bất công bằng các hành động tiêu cực không hẳn là sự trả thù mà nó giống như một sự biện minh đạo đức. Rõ ràng mỗi loài đều có một hệ thống và quy tắc đạo đức riêng.

Đã từng có trường hợp những người nuôi mèo cho rằng, những con mèo đã trả thù chủ của nó khi bỏ đi dài ngày bằng cách ị bậy lên trên giường. Ngay cả khi chúng biết rằng đó là hành vi sai trái nhưng đó có thể là cách chúng trừng phạt chúng ta. Nhiều khả năng con mèo đã phải trải qua cảm giác căng thẳng khi bị thay đổi môi trường sống.

Peter Judge

Giáo sư nghiên cứu hành vi và tâm lý động vật kiêm Giám đốc chương trình hành vi động vật tại Đại học Bucknell

Judge cho biết, ông đã nghiên cứu các loài linh trưởng, cụ thể là loài khỉ đuôi lợn. Chúng sống thành bầy đàn và có tổ chức xã hội riêng. Ngay cả khi một gia đình khỉ đánh nhau với gia đình khác, tất cả các thành viên trong già đình khỉ đó sẽ tham gia vào trận chiến.

Judge chia sẻ: “Khi tôi nghiên cứu hành vi đánh nhau này, đôi khi nó sẽ xảy ra như sau. Động vật A tấn công động vật B. Sau đó động vật B sẽ đuổi theo con của động vật A. Hành vi này xuất hiện ở nhiều loại khỉ khác nhau”. Đây là biểu hiện rõ nhất của hành vi trả thù ở động vật.

Stephanie Poindexter

Trợ lý giáo sư, nhà nhân chủng học tại trường Đại học Buffalo, New York, Mỹ, đồng thời chuyên nghiên cứu sinh thái học, hành vi của linh trưởng

Poindexter cho rằng, các loài linh trưởng ít nhiều có hành vi trả thù nhau. Rõ ràng là chúng ta không thể biết được ý đồ của chúng vì chúng ta không thể hỏi chúng về việc chúng định làm hoặc tại sao chúng làm như vậy.

Nhưng trong một nghiên cứu về các loài linh trưởng sống bầy đàn, bị giam cầm ở các sở thú, Poindexter thấy rằng khi một cá thể linh trưởng bị tấn công bằng cách nào đó, khả năng chúng tấn công một ai đó liên quan đến kẻ gây chiến rất cao.

Thông thường chúng sẽ ưu tiên tấn công kẻ thứ ba dính líu đến kẻ gây chiến. Điều này thực sự khó hiểu vì không rõ tại sao chúng lại không tấn công kẻ hiếu chiến mà lại đánh người thứ ba. Nhưng đứng dưới góc độ khoa học, đó có thể là một hành vi trả thù kẻ gây chiến nếu như chúng không đủ khả năng để đánh bại.

Bản chất của việc sống trong các bầy đàn có tính phân cấp, nơi một con đực luôn thống trị bầy đàn thường là sự sợ hãi và phục tùng. Nếu một con vật có hành vi không phù hợp, nó sẽ ngay lập tức bị con đầu đàn xử đẹp. Trong các đàn khỉ có một con đực và nhiều con cái, bạn sẽ thấy những hành vi hung hăng của con đực đối với những con cái trong các vụ xung đột hoặc khi đánh nhau với một bầy khác.

Những con cái sẽ bị trừng phạt nếu không duy trì được sự gắn kết trong bầy và cư xử đúng chuẩn mực. Mục đích của hành vi này là duy trì quyền lực và tính kỷ luật trong bầy đàn.

Như vậy có thể thấy, hành vi trả thù ở động vật có sự khác biệt giữa các loài nhưng tựu chung lại vẫn là dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

DakLak360

Related post