Tầng thứ trong phật pháp
Bài viết này tôi viết cho một người tự cho mình cái quyền năng phán xét người khác trong một thế giới của họ.
(1) thế giới nhỏ bé và bất sinh bất diệt trong lăng kính của tôi. Bài học này của thầy Thích Nhất Hạnh. Thầy đưa ra một tờ giấy trắng và hỏi: “các bạn thấy gì không? “. Tôi suy nghĩ là tờ giấy màu trắng, hình chữ nhật, mỏng, mong manh”. Đó là những gì tôi thấy từ tờ giấy. Thầy Nhất Hạnh dạy: “con người có thói quen kẹt vào thế giới bên ngoài, theo kiểu bản ngã diện mục”. Thầy tiếp: “giấy là bằng gỗ, gỗ từ rừng, cánh rừng kia thì bên dưới là mạch nước ngầm cuồn cuộn, nuôi sống cây, rồi mưa cũng nuôi cây và là một hệ sinh thái rừng”. Tôi không thể hiểu nổi thầy thấy đến như vậy; thầy tiếp: “giấy cũng từ nhà máy giấy, là lao động của công nhân, mồ hôi của họ, tiền lương của họ lĩnh, con cái họ đi học và bữa ăn hàng ngày của gia đình họ cũng từ lương”. Tôi rùng mình nhớ đến số nhân đầu vào (input multiplier factor) của Wassily Leontief. Chưa hết thầy hỏi tờ giấy này đi đâu, xong rồi thầy châm lửa đốt. Thầy tiếp:”nó biến thành tro, thành mây khói bay lên, tro này một chút nữa, mấy trò bón vào cây biến thành thổ, còn khói kia thì biến thành mây bay lên, đâu có cái gì mất đi, chỉ là chuyển trạng thái, vật chất là bất sinh và bất diệt”. Tôi mới nghiệm ra con người vay mượn nhân gian 4 chất, thổ, thủy, khí, hỏa, đúng 100 năm rồi trả hết. Bây giờ thì tôi lại nhớ đến số nhân đầu ra (output multiplier factor). Tôi càng hiểu ra, có người nhìn mà không thấy, không ngộ ra, giống như tôi nhìn tờ giấy lúc nảy. Như thế là thế giới dưới lăng kính của tôi quá nhỏ bé và tất cả mọi thứ, kể cả tôi nữa thì đều là bất sinh và bất diệt, chỉ là chuyển hóa;
(2) thế giới suy nghĩ con người bị giới hạn. Từ lớp 1 đến lớp 12, thầy cô trong lớp và các bạn đều nói với tôi rằng là tôi tự kiêu. Đến khi lên đại học. Tôi thấy bể học là đại dương. Tôi khiêm tốn hơn. Học xong thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ, một lần nữa, tôi thấy mình là hạt cát. Ngày nay, bạn không thể học trọn vẹn bất cứ cái gì, từ vi mô đến vĩ mô, vi mô như phân tử, nguyên tử, sát na, cho đến vĩ mô thiên hà, ngân hà, vũ trụ. Tất cả bạn đều không thấy được bằng đôi mắt trần gian này. Suy nghĩ con người thì xuất phát từ vật chất, mà vật chất thì bạn không thấy hết, thì suy nghĩ ắt bị giới hạn khi tới lượt của nó (bao gồm luôn trí tưởng tượng). Ngày xưa, coi phim khoa học viễn tưởng, con người chế tạo robot, rồi không điều khiển được nó, nó quay lại giết con người. Ngày nay, nghiệm lại vũ khí sinh học mà thấy điều này. Có tưởng tượng cũng không thấy. Thế là tôi biết tôi chỉ giống như người mù mà suy nghĩ về thế giới vật chất vi diệu này (vi là vô cùng tận, mà diệu thì biến hóa khôn lường, mà nói theo ngôn ngữ hiện đại là sự vận động và phát triển của sự vật. Tôi thấy nói vậy nó không đầy đủ và bằng vi diệu);
(3) vùng từ trường sống bị giới hạn. Thế giới loài cỏ, thảo dược, thì xanh tươi, mơn mởn, hồn nhiên trong gió, trong nắng. Nó không hề biết rằng số phận của nó do con bò định đoạt, nghiền nát nó trong bao tử tối đen kia. Đến lượt con bò, nó thì vô tư ăn cỏ, được vỗ béo, được an nhiên tự tại trong tâm, trong trí. Nó không hề biết rằng số phận của nó sẽ bị xẻ thịt bởi con người; con người sẽ tiếp tục nghiền nó trong bao tử tối đen kia. Con người thì thưởng thức miếng thịt bò thơm ngon. Còn số phận con người tự cho mình thông minh thì như thế nào? Con bò quyết định số phận của cỏ non, con người quyết định số phận con bò, vậy ai sẽ quyết định số phận con người. Con người thì không thấy được số phận của chính mình do kẹt vào vùng từ trường nhất định. Có một số ít người là ngoại lệ, thấy được quá khứ và vị lai của chính mình. Có một số người thì sống cùng vùng từ trường, nhưng lại có căn duyên học tập mà ngộ ra, được khai nhãn thấy nhiều điều mà người khác không thấy. Ngược lại, một số người đến chết mà không ngộ ra gì cả. Tầng thứ là cái con người kẹt vào. Tầng thứ bậc cao sẽ thấy được bậc thấp hơn. Hôm nay, năng lượng cho tới nhiêu đây. Mai thì nghĩ tiếp nói tiếp.