Bảng giá ớt hôm nay
Giá ớt hôm nay được khảo sát tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long mới nhất. Giá thu mua ớt các loại từ thương lái, xuất khẩu cập nhật liên tục, chính xác.
Bảng giá ớt hôm nay mới nhất
218,1 | Giá cả |
Giá Ớt chỉ thiên xuất khẩu | 46,000 VND – 50,000 VND |
Giá Ớt cổ nhất | 42,000 VND – 45,000 VND |
Giá Ớt cổ nhì | 38,000 VND – 41,000 VND |
Giá Ớt sừng vàng đẹp | 30,000 VND – 32,000 VND |
Giá Ớt sừng vàng hái xanh | 25,000 VND – 27,000 VND |
Giá Ớt sừng đỏ đẹp | 15,000 VND – 18,000 VND |
Giá Ớt hiểm xanh | 15,000 VND – 17,000 VND |
Bảng giá thu mua ớt từ thương lái cập nhật ngày 10/10/2022 |
218,1 | Giá cả |
Giá Ớt chỉ thiên xuất khẩu | 33,000 VND – 35,000 VND |
Giá Ớt cổ nhất | 30,000 VND – 32,000 VND |
Giá Ớt cổ nhì | 27,000 VND – 29,000 VND |
Giá Ớt sừng vàng | 45,000 VND – 50,000 VND |
Giá Ớt sừng đỏ đẹp | 17,000 VND – 18,000 VND |
Bảng giá thu mua ớt từ thương lái cập nhật ngày 22/09/2022 |
Phân loại | Giá cả |
Giá Ớt chợ | 19,000 VND – 20,000 VND |
Giá Ớt chỉ thiên xuất khẩu | 67,000 VND – 70,000 VND |
Giá Ớt cổ nhất | 60,000 VND – 64,000 VND |
Giá Ớt cổ nhì | 55,000 VND – 58,000 VND |
Giá Ớt sừng vàng | 58,000 VND – 68,000 VND |
Giá Ớt hiểm xanh | 30,000 VND – 33,000 VND |
Giá Ớt sừng đỏ đẹp | 20,000 VND – 25,000 VND |
Bảng giá thu mua ớt từ thương lái cập nhật ngày 14/06/2022 |
Một số loại ớt trên thị trường
Các loại ớt tại Việt Nam thường nằm trong 4 nhóm chính sau đây:
- Ớt chuông: còn có tên khác là ớt Đà Lạt, ớt Tây. Loại này có 3 màu xanh, đỏ hoặc vàng. Ớt chuông có thịt dày, không cay, ăn ngọt, cần bỏ hạt trước khi chế biến món ăn.
- Ớt sừng: vị ngọt nhẹ, giòn, thân dài nhọn, dùng để nấu thành các món ăn
- Ớt kiểng (Capsicum chinense): nhiều hình dạng, màu sắc, không cay, thân cây nhỏ, có giá trị thẩm mỹ cao nên được trồng làm cây kiểng trong nhà. Giá ớt kiểng trên thị trường hiện tại giao động từ 40,000 VND – 120,000 VND/ cây.
- Ớt hiểm: có vị cay nồng, hay được làm gia vị, món ăn. Đây là giống ớt phổ biến nhất trong 4 loại. Có tên gọi khác là ớt mắt chim, ớt thái, ớt thóc,… Ớt chỉ thiên cũng là một loại ớt hiểm lai. Đặc biệt, ớt hiểm xanh (hay ớt xiêm xanh) được mệnh danh là ớt siêu sạch là đặc sản tại Đắk Lắk và các khu vực núi rừng miền trung.
Do sự khác biệt giữa điều kiện trồng, công dụng,… nên giá ớt giữa các loại có sự khác biệt lớn. Trong đó, ớt kiểng và ớt chuông là 2 loại có giá cao hơn hẳn.
Ớt Việt Nam và lịch sử phát triển
- Tên khoa học: Capsicum frutescens L., C. annum L.
- Tên tiếng anh: Chilli pepper
- Tên gọi khác: Phiên tiêu, lạp tiêu, hải tiêu,
Chi ớt (Capsicum) thuộc họ Cà (Solanaceae), được phân bố rộng rãi khắp thế giới. Theo nghiên cứu, con người đã sử dụng ớt trong ẩm thực từ lâu, ít nhất 7500 trước Công Nguyên. Ớt cũng là một trong những cây được trồng sớm nhất tại Châu Mỹ.
Sau khi được Christopher Columbus tìm thấy ở Caribe, ớt bắt đầu được trồng khắp thế giới. Năm 1493, những hạt ớt đầu tiên xuất hiện tại Tây Ban Nha, sau đó là Mexico và Bồ Đào Nha. Từ đây, loài ớt du nhập vào các nước châu Á như Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Trong đó Ấn độ là nước có sản lượng ớt cao nhất thế giới với trung bình 1 triệu tấn/ năm.
Ở Việt Nam, cây ớt được trồng rộng rãi tại Đắk Lắk, Đà Lạt (Lâm Đồng), Đắk Nông, Thái Bình, Bình Định, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp,…
Chất | Giá trị dinh dưỡng trong 100 g (3,5 oz) | |
Năng lượng | 40 kcal | |
Carbohydrate | 8.81 g | |
Đạm | 1.87 g | |
Chất béo | 0.44 g | |
Chất xơ | 1.5 g | |
Niacin | 1.244 mg | |
Vitamin A | 952 UI x 0,6µg | |
Vitamin C | 143,7 mg | |
Vitamin E | 0.69 mg | |
Natri | 9 mg | |
Kali | 322 mg | |
Canxi | 14 mg | |
Sắt | 1.03 mg | |
Magiê | 23 mg | |
Phôt-pho | 43 mg | |
Carotene-ß | 534 mcg | |
Nguồn: Cơ sở dữ liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ-USDA |
Công dụng
1. Ớt được dùng làm gia vị, chế biến món ăn
Khi dùng làm gia vị, quả ớt có tác dụng tăng vị cay cho các món ăn, kích thích vị giác người dùng. Ngoài ra, quả ớt còn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong ẩm thực như:
- Cắt tỉa thành hoa, trang trí món ăn.
- Dùng làm gia vị cho nước chấm, các loại tương ớt, tương cà, khử mùi,…
- Ớt khô được xay ra làm thành bột cà ri, bột ớt Hàn Quốc,…
- Ớt hiểm xanh (xiêm xanh) còn chế biến thành ớt ngâm nước mắm hoặc giấm để ăn kèm.
- Các loại ớt chuông, ớt ngọt khác được kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau để chế biến thành salad, món xào, cát lát đặt trên mặt pizza,…
- Tại miền nam Ấn Độ, ớt sau khi ngâm với sữa chua và phơi nắng có thể dùng như món ăn phụ.
2. Ớt có tác dụng chữa bệnh
Không chỉ có khả năng kích thích vị giác trong bữa ăn hàng ngày, ớt còn đem đến nhiều công dụng khác nhau, có thể sử dụng cả rễ, lá và quả.
Theo đông y
Quả ớt thường dùng trong nhiều bài thuốc chữa đau bụng do khả năng tiêu hóa kém, tiêu chảy, phong thấp,…
Lá ớt được dùng để thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu,…
Phần rễ cây ớt được dùng để hoạt huyết, điều trị phong thấp,…
Rượu ớt chỉ thiên được dùng để kháng viêm, chữa rụng tóc, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch do tuần hoàn máu,…
Theo tây y
Trong quả ớt chứa capsaicin, tạo nên vị cay hăng. Đây là hoạt chất không thể thiếu trong thuốc gây tê, giúp giảm các cơn đau do viêm khớp, đau lưng, đau thắt ngực,…
Đối với những người đang có nguy cơ béo phì do ăn các thực phẩm dầu mỡ, bổ sung thêm ớt trong bữa ăn hàng ngày có công dụng giảm cholesterol, giải độc máu,…
Vị cay nóng của Capsaicin có trong ớt có tác dụng đốt cháy calo và chất béo, tăng khả năng trao đổi chất, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Các vitamin A, C, E,… có trong ớt có khả năng ngăn ngừa lão hóa, thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen.
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sử dụng ớt trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng giảm đến 14% nguy cơ tử vong sớm do các bệnh nguy hiểm từ tim mạch, hô hấp và ung thư.
Hướng dẫn sử dụng quả ớt đúng cách
Mặc dù ớt đem đến nhiều lợi ích khác nhau, nhưng người dùng cũng cần đảm bảo các quy tắc sau:
Khi mua ớt tươi, bạn nên chọn quả còn cuống, màu sắc tươi sáng, không nên chọn các quả ớt quá mềm, héo, bị thối,…
Để bảo quản ớt được lâu dài, nên để trong ngăn mát tủ lạnh và cho vào hộp kín hoặc túi zip. Có thể đặt kèm cùng một tờ giấy ăn để hút ẩm, giúp ớt luôn tươi trong suốt cả tuần.
Ớt sấy khô để xay thành bột và sử dụng trong các món ăn, vị thuốc chữa bệnh,…
Một số người nên thận trọng khi sử dụng ớt là: người đang bị đau dạ dày, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân đau mắt đỏ, người bị trĩ hoặc bệnh thận, đang bị nhiệt miệng,…
Xem thêm bảng giá các loại cây trồng khác TẠI ĐÂY